-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Một số biện pháp an toàn trong kỹ thuật điện
Thứ Tue,
21/01/2020
Đăng bởi TÔ VĂN HIỂN
– Biện pháp kĩ thuật an toàn đối với thiết bị điện và khí cụ điện
– Phải nối đất các bộ phận kim khí của các thiết bị điện, các thiết bị đặt trong nhà cũng như các thiết bị đặt ngoài trời mà có thể xẩy ra có điện khi thiết bị bị hư hỏng
– Các bộ phận phải nối đất đó là:
+ Thân và vỏ máy phát điện, động cơ điện, máy biến thế, các máy điện di động, máy điện cầm tay và các khí cụ điện khác.
+ Các khung kim loại của các bảng phân phối và các bảng điều khiển
+ Các bộ phận truyền động của các khí cụ điện
+ Các kết cấu bằng kim loại của trạm biến thế và của các thiết bị phân phối, vỏ hộp nối cáp bằng kim loại, các vỏ cáp, các ống thép của các dây dẫn điện
+ Vật chướng ngại, rào ngăn cách bằng lưới kim loại hoặc bằng lưới hoặc tấm kim loại ở các bộ phận đang có điện và các bộ phận khác có thể xảy ra có điện như các kết cấu kim loại khác trên đó đặt các thiết bị điện
+ Các cột kim loại và cột bê tông cốt thép của đường dây dẫn điện trên không, nơi có nhiều người thường xuyên qua lại
– Tiết diện của dây nối đất và cọc nối đất phải đảm bảo ổn định về nhiệt và phù hợp các yêu cầu sau:
+ Loại vật liệu Ngoài trời Trong đất Trong nhà là Thép tròn, đường kính (mm) 6 6 8 Thép dẹt, tiết diện (mm2) và 24 3 48 2 phải có độ dày tối thiểu (mm) 4 48 4 3 Thép góc, có độ dày tối thiểu (mm) 3 4 4 4 Dây đồng, đường kính (mm) 4 4 6 5 Dây nhôm, đường kính (mm) cấm 10 10 Cọc nối đất phải chôn sâu từ 0,5 – 0,8m tính từ mặt đất đến đầu cọc hoặc mặt dẹt chôn xuống đất. Chỗ nối dây tiếp đất và cọc tiếp đất phải được hàn chắc chắn. Dây tiếp đất bắt vào vỏ thiết bị, bắt vào kết cấu công trình hoặc nối giữa các dây tiếp đất với nhau có thể bắt bằng bu lông hoặc hàn. Cấm nối bằng cách vặn xoắn.
– Trong hệ thống điện có điện áp dưới 1000 vôn (V) có trung tính nguồn nối đất trực tiếp, thì: vỏ của tất cả các máy điện, cột sắt, xà sắt, cốt sắt của cột bê tông của đường dây dẫn điện phải nối với dây trung tính nguồn (nối không), Khi đó, dây trung tính của hệ thống điện phải được nối đất lặp lại.(khu vực đông dân cư, trung bình từ 200 – 250 m đặt 1 bộ) Nối đất được phép sử dụng thay thế cho nối không ở các điểm cơ khí nhỏ, trên các công trường xây dựng hoặc ở các xưởng thủ công … thường sử dụng các máy điện, các thiết bị điện di động cầm tay có công suất nhỏ. Nếu kéo “dây không” đến chỗ dùng điện gặp khó khăn, không kinh tế thì có thể sử dụng biện pháp nối đất thay cho nối không, với điều kiện phải đảm bảo điều kiện cắt. R nối đất < 4 ôm
– Máy điện phải đặt ở những nơi khô ráo (trừ các máy điện có cấu tạo đặc biệt để làm việc ở những nơi ẩm ướt) và phải dùng bu lông bắt chặt vào bệ máy. Hộp đầu nối dây của máy phải có nắp bảo vệ; cấm lấy nắp ra trong khi máy đang làm việc.
– Khi xảy ra tai nạn hoặc phát hiện thấy có những hiện tượng không bình thường như: sau khi đóng điện mà động cơ không quay, khi đang làm việc thấy có khói hoặc toé lửa trong máy điện, số vòng quay bị giảm, đồng thời máy điện bị nóng lên rất nhanh… thì phải cắt điện ngay. Sau khi kiểm tra tìm ra nguyên nhân và sửa chữa xong mới được đóng điện chạy lại.
– Tuỳ theo điều kiện làm việc, từng thời gian phải có kế hoạch làm vệ sinh máy điện nhất là các động cơ điện làm việc ở nơi có nhiều bụi.
– Các bộ phận để hở của trục và các bộ phận quay của máy như puli hộp nối trục… phải được che chắn.
– ở các trạm phát điện và phân phối điện cần phải có:
+ Toàn bộ các sơ đồ sử dụng điện và dẫn điện của tất cả các nơi nối vào.
+ Qui trình kĩ thuật vận hành và sử dụng an toàn các thiết bị điện
+ Các sổ sách ghi chép cần thiết như sổ nhật kí công tác…
+ Các dụng cụ phòng hộ cần thiết như găng tay cách điện, thảm cách điện…
+ Kìm cách điện, đèn chiếu sáng sự cố, nếu không có nguồn điện dự phòng thì có thể dùng đèn dầu, đèn pin nhưng phải có đủ độ sáng cần thiết.
+ Dụng cụ, thiết bị chữa cháy như: xẻng, cát, bình bọt…
– Nội qui ra vào trạm.
+ Các trạm phát điện và phân phối điện phải có cửa khoá. Cửa mở ra phía ngoài, khoá phải có 2 chìa (1 dự trữ). Treo biển ở cửa “không nhiệm vụ cấm vào”. Phải có nội qui cụ thể cho phép người ngoài được vào trạm và phải hướng dẫn cho họ nắm được nội qui trước khi vào trạm.
+ Trên cầu dao điện và các khoá điều khiển ở trạm phân phối, bảng điều khiển phải ghi rõ nhiệm vụ và vị trí thao tác. Thí dụ cầu dao điện số mấy cho đường dây nào, động cơ nào nối vào, chiều dòng cắt của nó…
– Trên các động cơ điện và các máy do động cơ kéo phải có chiều mũi tên chỉ chiều quay.
– Cầu dao điện phải đặt ở vị trí dễ dàng thao tác, phía dưới không để vật gì vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi, sáng sủa, phải bắt chặt vào tường hay cột nhà, phải có hộp che cẩn thận; nếu hộp che bằng kim loại thì phải nối đất bảo vệ.
– Khi thao tác cầu dao chính của bảng điện ở trạm phát điện, buồng phân phối điện phải đeo găng tay cách điện, đứng trên thảm cách điện hoặc ghế cách điện (trừ khi bảng điện đặt trên sàn gỗ cách điện hoàn toàn). Trong trường hợp đóng cắt các cầu dao riêng của từng động cơ thì có thể đeo găng tay vải bạt. Không được đóng cắt cầu dao điện bằng cách dùng đòn gánh hoặc gậy để gạt hoặc dùng dây buộc để giật (trừ trường hợp tại cầu dao đang bị cháy) mà phải đóng cắt trực tiếp bằng tay. Khi thao tác cầu dao chính (cầu dao tổng) bắt buộc phải có 2 người; 1 người làm nhiệm vụ thao tác, 1 người giám sát.
– Dây chảy của các cầu chì ở các cầu dao điện phải thích hợp với dòng điện cho phép của các thiết bị điện nối vào sau cầu dao đó. Khi sử dụng dây chảy phải biết dòng điện chảy, dòng định mức của nó. Dây chảy chỉ được dùng bằng dây chì hoặc dây nhôm
– Khi tiến hành sửa chữa, thay thế một bộ phận nào đó trong trạm phân phối hay bảng điều khiển phải cắt điện bộ phận đó, đặt nối đất di động tạm thời và gắn mạch các bộ phận đã cắt điện, treo biển “cấm đóng điện – có người làm việc” tại các cầu dao đã ngắt điện nối vào. Nếu trong lúc tiến hành công việc mà công nhân có thể chạm vào các bộ phận đang có điện khác hoặc có thể xảy ra có điện thì phải cắt điện cả những bộ phận đó. Nếu vì lí do nào đó không cắt điện được thì phải rào chắn sao cho người làm việc vô ý cũng không chạm vào được. Khi tiến hành các công việc trên phải đeo găng tay cách điện, đi ủng cách điện, dùng kìm cách điện. Nếu không đặt được dây nối đất di động tạm thời thì người thừa hành công việc còn bắt buộc phải đứng trên ghế cách điện và dùng chất cách điện lót giữa các tiếp điểm, khoá… Các máy điện đang vận hành, muốn tiến hành bất kì công việc gì trên nó đều phải cắt điện, trừ các việc như vặn lại bulông máy hoặc bệ máy…
– Những nơi có đặt thiết bị điện như: trạm phân phối điện, trạm bơm nước, trạm xay xát…. phải đặt hệ thống chống sét đánh theo đường dây dẫn điện vào trạm. Bộ phận nối đất của hệ thống chống sét nên đặt riêng biệt với bộ phận trung tính của mạng điện. Nếu như trạm không có thiết bị chống sét đánh theo đường dây dẫn điện vào trạm thì không nên dùng dây dẫn điện trần trên không đặt trực tiếp từ trạm ra. II – Biện pháp kỹ thuật an toàn đối với đường dây dẫn điện
– Dây dẫn điện từ máy phát điện đến bảng điện và từ cầu dao ở bảng điều khiển đến động cơ điện nên đặt ngầm hoặc dùng dây cáp bọc cao su cách điện đặt nổi. Dây điện ngầm phải đặt trong ống bảo vệ bằng kim loại. Nếu dùng cáp bọc cao su cách điện để nổi, thì phải đặt sao cho khi thao tác máy điện người thợ không chạm vào dây dẫn, và không được kéo lê dây dẫn trên mặt đất, nhất là ở các lối đi lại.
– Dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà phải được đặt trong ống nhựa hoặc ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà. Dây dẫn điện đi trong nhà phải dùng dây có bọc cách điện chất lượng tốt, không được dùng dây dẫn trần, trừ những trường hợp mà quy trình sản xuất bắt buộc. Tại đầu hồi của nhà có thể dùng giá đỡ bắt chặt vào tường để đỡ dây điện vào nhà. Khoảng cách từ sứ trên giá đỡ đến mặt đất không được nhỏ hơn 3,5 m.
– Dây súp hoặc dây dẫn bọc cách điện, khi cần đặt ngoài trời thì không đựơc bện vào nhau. Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn điện hạ áp trên không (dây trần, dây bọc, cáp điện) đến mặt đất, mặt nước, công trình trong điều kiện không có gió không được nhỏ hơn quy định sau: Đặc điểm của khu vực Khoảng cách (m) – Đến mặt đất, khu vực đông dân cư; đuờng giao thông 6 có ô tô, xe lửa qua lại – Đến mặt đất khu vực thưa dân cư 5 – Đến vỉa hè, đưòng dành cho người đi bộ ở đoạn nhánh 3,5 rẽ vào nhà – Đến mái nhà, sân thượng 2,5 – Đến mức nước cao nhất của kênh, rạch, ao, hồ… không 2 có tầu, thuyền qua lại – Đến mức nước cao nhất của sông, kênh, rạch có tầu Tĩnh không theo cấp kỹ thuật của thuyền qua lại đường thuỷ +1,5 m – Cây trồng dưới đường dây phải cách dây dưới cùng 1 4/ Khoảng cách ngang tù dây dẫn ngoài cùng của đường dây trần khi bị gió thổi lệch đi nhiều nhất tới các phần xây dựng của nhà cửa, công trình không được nhỏ hơn quy định sau: Khoảng cách Đặc điểm của khu vực (m) – Đến cửa sổ, ban công, sân thượng, bộ phận gần nhất của cầu 1,5 – Đến tường xây kín, đến cây cối 1,0 – Đến tường xây kín, nếu dây dẫn được đặt trên giá đỡ gắn vào tường, khoản 0,3 cách giá đỡ < 30 m – Đến cột xăng, dầu, kho chứa hoá chất dễ cháy nổ 10 5/ Không được đặt dây dẫn điện ở trên mái nhà. Không được kéo dây dẫn điện đi qua trên mái nhà tranh.
– Được phép kéo dây dẫn điện đi qua trên mái nhà dốc bằng ngói, nhưng phải cách bất kỳ điểm nào của nhà ít nhất là 2,5m.
– Đường dây dẫn điện lực 3 pha phải dùng dây nhiều sợi vặn xoắn (cấm dùng dây dẫn một sợi hoặc một số sợi được tháo từ dây nhiều sợi ra), tiết diện dây không nhỏ hơn quy định sau: Vượt đường giao thông và thông Loại dây Điều kiện bình thường tin cấp 1 Dây nhôm (A) 16 mm2 35 mm2 Dây nhôm lõi thép (AC) 10 mm2 16 mm2 Dây đồng (M) 10 mm2 16 mm2 Cấm Cáp thép (C) 25 mm2 7/ Đường dây dẫn điện trên không đi gần các kho tàng, công xưởng dễ cháy nổ thì khoảng cách từ dây dẫn điện gần nhất đến hàng rào ngoài cùng của công trình đó ít nhất phải bằng 1,5 lần chiều cao cột điện cao nhất của đoạn đi gần. Tuyệt đối cấm kéo đường dây dẫn điện đi trên các nhà kho, công trình có chứa các chất dễ cháy nổ.
– Đường dây dẫn đi qua chỗ có cây cối thì phải bảo đảm sao cho khi có gió bão cành cây hoặc cây không chạm hoặc đổ vào đường dây. Hàng năm, trước mùa mưa bão phải chặt các cành cây có thể chạm vào dây dẫn dọc theo tuyến của nó.
– Dây dẫn điện trần trên không phải được bắt chặt vào sứ cách điện, khoảng cách giữa các dây dẫn (giữa các pha) trên không được nhỏ hơn các trị số sau:
+ Dây bố trí nằm ngang Khoảng cột(m) Đến 30 40 50 60 70 >70 Khoảng cách giữa các dây (cm) 20, 25, 30, 35, 40, 50
+ Dây bố trí theo chiều thẳng đứng: Khoảng cách giữa các pha không được nhỏ hơn 40 cm
+ Khoảng cách giữa 2 mạch hạ áp đi chung một cột không được nhỏ hơn 40 cm
+ Khoảng cách từ dây dẫn đến bề mặt của cột, xà không được nhỏ hơn 5 cm 10/ Dây dẫn bọc cách điện : Khoảng cách giá đỡ (m) Nhỏ hơn 6 Từ 6 trở lên Khoảng cách giữa 2 dây (cm) 10 15
+ Sứ đỡ dây dẫn điện phải đủ độ bền chắc, cách điện tốt. Không được dùng sứ phế phẩm. 11/ Cấm quấn dây dẫn điện trên cột điện và các cây cối khác, nhất là quấn dây trên cột hoặc cây mà khoảng cách giữa các pha đặt theo chiều thẳng đứng.
– Có thể lợi dụng những cây còn chắc để mắc dây điện nhưng phải đặt dây trên sứ và chặt hết các cành cây có thể chạm vào dây.
– Cột điện có thể làm bằng sắt, bê tông cốt thép hoặc bằng gỗ, tre. Nhưng dù loại nào cũng phải bảo đảm đúng kích thước. Cột gỗ nên dùng loại gỗ tròn, cũng có thể dùng loại gỗ xẻ, nhưng phải bảo đảm đủ độ bền chắc. Cột điện phải trồng chắc chắn, chỗ nào đất không chắc phải đắp thêm hoặc làm dây chằng. Dây chằng phải bắt vào dưới dây dẫn, nếu bắt ở độ cao lớn hơn 2,5 mét (tính từ dưới mặt đất ) thì phải được nối đất bảo vệ với điện trở nối đất không quá 10W. Cột gỗ và cột tre phải có biện pháp xử lý chống mục và sử dụng được tối thiểu là 3 năm. Cột sắt và cột bê tông cốt thép trong phạm vi xí nghiệp và nơi có nhiều người thường xuyên qua lại phải được nối đất bảo vệ. Chân sứ trên cột gỗ không cần nối đất nếu không có yêu cầu về chống sét.
– Khi sửa chữa đường dây dẫn điện trên không (dây dẫn, sứ, xà cột…) phải cắt điện đường dây đó và các đường dây khác có liên quan. Các việc chính phải làm là : cắt cầu dao mà đường dây đó nối vào; treo biển “cấm đóng điện, có người làm việc” tại cầu dao đó; thử điện đường dây đã cắt; đặt dây nối đất di động tạm thời và ngắn mạch phần đã cắt điện; rào chắn và treo biển báo ở 2 đầu đường dây đang sửa chữa. Khi đã biết chắc rằng đường dây không còn điện và các công việc đảm bảo an toàn đã thực hiện đầy đủ thì mới cho phép người sửa chữa bắt đầu làm việc. Người nhận việc phải trực tiếp thấy người giao việc thử điện đường dây không còn điện nữa, các biện pháp bảo đẩm an toàn đầy đủ và chắc chắn mới tiến hành công việc được giao.
– Khi làm việc trên cao phải sử dụng dây an toàn. Các dụng cụ đưa từ dưới lên phải dùng dây hoặc sào, không được ném từ dưới lên. Không được để người đứng dưới chỗ đang làm việc đề phòng dụng cụ rơi vào người. Người đứng quan sát phải luôn luôn chú ý theo dõi người đang làm việc trên cao, không được bỏ đi nơi khác…
– Nếu công việc làm không làm xong trong một buổi hay trong một ngày thì phải rào và treo biển “nguy hiểm chết người, cấm lại gần” ở hai đầu đường dây đó. Trước khi trở lại làm việc phải thử lại đường dây điện và kiểm tra lại các biện pháp bảo đảm an toàn.
– Khi có mưa bão, sấm sét hoặc kể cả khi có cơn giông, mưa nhỏ, cấm tiến hành bất kỳ công việc gì trên đường dây điện hoặc đứng dưới đường dây điện.
– Khi sửa chữa xong, muốn đóng điện đường dây phải tháo hết dây nối đất di động tạm thời, dây ngắn mạch, kiểm điểm đủ số người phụ trách sửa chữa đường dây đó. Tuyệt đối cấm đóng điện theo thời gian hẹn trước. Đối với các đường dây điện mà các trạm chịu trách nhiệm phân phối trực tiếp đến hộ tiêu dùng,và các trạm phân phối điện khác, trước khi đóng điện chính thức vào đường dây, phải đóng thử hai lần. Cách đóng thử hai lần đó là đóng vào và cắt ra ngay.
– Đường dây điện nghỉ làm việc trên một tháng, trước khi sử dụng lại phải thử cách điện dây dẫn, kiểm tra lại đường dây, mối nối và các chi tiết khác, khi thấy còn tốt mới được đóng điện
– Hệ thống đường dây điện ở các trạm dùng điện khi không sử dụng nữa thì phải cắt ra khỏi nguồn điện; tốt hơn là nên gỡ đầu dây ra khỏi cầu dao chính và treo biển “cấm nối vào” tại đầu dây đó. Nếu không sử dụng nữa mà không có người trông coi thì phải tháo dỡ ngay.
– Phải thường xuyên kiểm tra, xem xét đường dây, nhất là khi có giông bão, sấm sét. Nội dung xem xét:
+ Dây có bị đứt, cháy hoặc bị võng xuống nhiều không?
+ Sứ có bị vỡ, nứt không ?
+ Cột có bị nghiêng, đổ hoặc cháy bộ phận nào không ?
+ Dọc đường dây có cành cây chạm, cây đổ hoặc sắp đổ vào đường dây không ? Khi xem xét, nếu thấy dây điện bị đứt, cột đổ hoặc có nguy cơ đổ, thì phải cắt cử người canh gác, rào chắn, treo biển báo ở hai đầu khu vực rào chắn ngăn không cho mọi người qua lại chỗ đó. Sau đó tiến hành sửa chữa theo thủ tục đã quy định ở trên.
+ Phải thường xuyên kiểm tra việc mắc dây điện và việc sử dụng điện trong nhà dân.